* BÁC SĨ luôn luôn
đồng cung với LỘC TỒN nhưng người ta thường nói đến LỘC TỒN kẻ để
dành, mấy ai nhắc đến BÁC SĨ kẻ
học rộng. Thậm chí phú TỬ VI nói LỘC TỒN uyên bác nhưng thật ra đâu phải
vậy, đó là công lao của sao BÁC SĨ. Nói LỘC TỒN có tính thị phi oan
cho sao này, thật ra đó là sao BÁC
SĨ còn mang tên kẻ bài bác, bài xích…
* LỘC TỒN thật ra cầm đầu một nhóm sao đặc biệt gồm LỘC TỒN
KÌNH DƯƠNG ĐƯỜNG PHÙ QUỐC ẤN ĐÀ LA..
* BÁC SỸ cầm đầu nhóm sao mà ta thường gọi là vòng LỘC TỒN.
Việc gọi sai lâu ngày thành thói quen, vả lại vô hại cho nên người viết cũng để
yên như vậy. Chính danh tại đây không cần thiết.LUẬN ĐOÁN CÁC CHI TIẾT SAU:
TỒN TẠI, CÒN ĐÓ…
LỘC TỒN chủ tồn tại, còn đó thì đối cung của nó
là sao PHI LIÊM chủ tan rã, ly tán, phân chia, chia ly. Khi bên nầy tồn tại
bên ngoài kia PHI LIÊM tan rã ra thành những mảnh vụn. Tạo ra quy luật “ta còn
thì mầy mất”. Trong đời thường ta thường gặp các câu hỏi. Anh ấy có còn không?
Công ty ấy còn tồn tại không? Mối tình ấy có còn không?... Hằng trăm câu hỏi
xoay quanh chữ “Còn”. Nếu không bị phá cách thì thấy LỘC TỒN ta có quyền nói
còn. Đúng chưa? Nhưng quan trọng là cái gì còn? Còn đau à, còn ngoại tình à,
còn theo giặc à, còn khổ à… Nếu thấy vui như ĐÀO HỒNG HỈ ta nói vui, nếu thấy
TANG KHỐC lại còn khóc nữa. Vì thế Hạn LỘC TỒN có người lại nói còn đó trong
tôi một nỗi buồn. Cũng có người lại nói Địa vị còn thế là vui rồi.
DÀNH DỤM, DỒN CẤT, ĐỂ DÀNH, Kẻ để dành…
* Đó là tính chất của kẻ ưa để dành có thế mà
giàu. Đi với LƯU HÀ thành cách lưu trữ. Trái tính với LỘC TỒN là
PHI LIÊM là đem chia chác ra, phân chia ra. Hai sao ở 2 thế đối đầu nhau
luôn xung chiếu lẫn nhau.
* LỘC TỒN lấy câu 'Tích
cốc phòng cơ, tích y phòng hàn' làm phương châm lẽ sống, đến miếng giẻ rách
cũng dành dụm cho… con cháu đời sau. Vì LỘC TỒN là cái kho chứa tài lộc, mà ta đang ở thời kỳ (quan niệm cách
đây trên 2000 năm) cái gì cũng tài lộc được hết. Bạn cũng từng thấy những kho
hàng đồ sộ, đến những kho nho nhỏ trong nhà bạn, đến chẳng có gì gọi là kho, biến
tủ thành kho, biến túi xách thành kho… tùy thuộc rất nhiều vào các sao Tầm quan
trọng chỉ sự to lớn như KHÔI VIỆT, HỒNG LOAN… Cụ thể LỘC TỒN đi với các sao nầy
ta có quyền đoán. Ôi! cái kho gì to thế. Do là cái kho sao nầy ưa sao Tài Sản
(là VŨ KHÚC) để ta nhìn vào kết luận kho nầy chứa tiền. Còn ham muốn một ngôi
sao chủ về nhà kho là THIÊN PHỦ. Thế là bạn biết kho và nhà kho. Ví dụ ta có VŨ
PHỦ + LỘC TỒN không bị phá cách, thế là thoải mái.
Trở lại với dành dụm và để dành nhưng cũng có kẻ dành dụm nước
mắt, có kẻ để dành tai họa lưu lại về sau như thị phi, như nợ nần cho cháu phải
trả, những oán hờn, nghiệt ngã.
KẺ HỌC RỘNG, Kẻ Sỹ Đây Rồi:
Sỹ là người có học, người đi học. Sỹ phu là người đàn ông có
học, Kẻ Sỹ là kẻ có học tùy quan niệm của mỗi người, như Nguyễn Công Trứ nào là
chưa ra làm quan phải như thế nào, làm xong rồi phải sống như thế nào, đó là
quan niệm cá nhân. Cũng như Khương Tử
NH a ngồi câu nơi sông Vị với lưỡi
câu thẳng là huyền thoại nhưng có kẻ tin (tin thì theo đó mà làm để chết đói,
ngây thơ hết chỗ nói) chẳng qua ông ấy chưa gặp sao “Thời Cơ”, sao “Khúc rẻ cuộc
đời”, sao “Bước Khởi Đâu” ẩn dật, âm thầm câu cá mưu sinh gặp Minh Quân phát hiện
vời ra giúp nước. Y sỹ, Họa sỹ, Văn sỹ, Nhạc sỹ, Thi sỹ, Tu sỹ… có phải là kẻ sỹ
không? Không phải Sỹ sao người đời phong cho Sỹ? Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có phải
kẻ sỹ không? Cuối đời ông ấy làm nghề bói toán kiếm sống. Các Sỹ đâu có cần thiết
phải được ông Vua công nhận là kẻ sỹ, chịu chữa bệnh cho Vua mà không chữa cho
dân lành, các Sỹ đều giống nhau ở chỗ sỹ diện của người có học không chịu phục
vụ cho kẻ ác, kẻ bất tài. Kẻ sỹ không thể hôm nay viết như thế nầy, ngày mai viết
thế khác, không thể hôm nay ca ngợi người nầy ngày mai ca ngợi người khác. Thậm
chí có người không thèm ăn thóc nhà Chu, đúng là ngốc sỹ, nhà Chu
cũng ăn thóc từ nhân dân mà ra. Kẻ sỹ chỉ là người có học mà thôi, tùy theo nghề
học mà ta có một họa sỹ khác với một thợ vẽ. Một Họa sỹ gởi gắm tâm trạng trong
bức tranh, thợ vẽ chỉ sao chép lại mà thôi. Đói thì cũng vẽ chân dung bậy bạ kiếm
sống, cần thì pano cũng chơi, làm gì có chuyện cầm cọ chờ vẽ râu Vua mới được gọi
là Họa sỹ.
Ngôi sao Bác sĩ có cách đây vài ngàn năm với nghĩa kẻ học rộng,
kẻ bài xích không liên quan gì đến ông Bác Sỹ ngày nay hết. Vì sao y bác bỏ, y
bài xích. Xem tiếp.
BÁC BỎ, BÀI XÍCH, BÀI BÁC…
Là tính chất của sao BÁC SĨ nếu có TRIỆT thành
cách bài trừ (một sao bài bác gặp thêm một sao trừ bỏ). BÁC SĨ bài
bác vì PHI LIÊM ở đối cung phỉ báng, mạ lỵ, hàm hồ quá và sao này
còn làm nhiều điều sai trái, bất chính. Cho nên MỆNH Hạn ngộ sao BÁC SĨ vướng phải thị phi. Bác bỏ luận
điệu sai trái là sao BÁC SĨ, sao nầy luôn luôn đi chung với LỘC TỒN.
Nhưng điều muốn nói tính chất văn học của sao BÁC SỸ rất là
cao, buồn cười sao “cái kho” hưởng hết. Sao BÁC SỸ chung sống với LỘC TỒN bị lu
mờ bởi sao tài lộc nầy (sống với người giàu chịu thiêt, trình độ của BÁC SỸ bị
LỘC TỒN hưởng hết). Ngoài đời cũng có một câu ca dao mới cũng hay: “Thủ kho to
hơn thủ trưởng, đến nhà thủ trưởng lại tưởng là kho, đến nhà thủ kho lại to hơn
thủ trưởng”
THĂM HỎI, TƯỞNG NHỚ…
Thăm hỏi ai còn hay mất. Tưởng nhớ thăm hỏi. Hợp với sao ĐIẾU
KHÁCH
Đặc biệt vận hạn đến sao LỘC TỒN lòng thường tưởng nhớ đến
ai đó, vì từ LỘC TỒN ta có bộ TƯỚNG ẤN và TƯỚNG QUÂN, BỆNH PHÙ tam hợp, bộ nầy thực chất là ấn tượng vui buồn,
vinh nhục… khiến lòng ta có những phút giây hồi tưởng mạnh nhất là có thêm KHÔI
VIỆT từ đó ta luôn băn khoăn ai còn, ai mất..
Điều đáng nói nữa LỘC TỒN trong nhịp đời chủ sự tồn tại, đi
với Cát tinh có nghĩa là tồn tại trong niềm vui, trong thành công. Hợp với LIÊM
TRINH là trường tồn như đã nói, hợp với LƯU HÀ là tồn tại và lưu lại. Đi với
tài tinh như VŨ KHÚC, THIÊN PHỦ là giàu sang, đi với CƠ LƯƠNG là phú quý ông.
Đóng ở MỆNH hưởng tổ nghiệp, đồng thời là “trọng hậu đa y thực” (lo lắng dành dụm
về sau có nhiều áo quần và thức ăn). Đóng ở Điên, Tài là “đôi kim tích ngọc”
(vàng chôn ngọc cất). Tuy nhiên LỘC TỒN không phù hợp với một số sao điển hình
là CỰ MÔN , PHÁ QUÂN, KHÔNG KIẾP ,
HÓA KỴ. Đáng sợ là đi với KHÔNG KIẾP.
“LỘC đảo MÃ đảo kị THÁI TUẾ chi hợp KIẾP KHÔNG.”
“KIẾP KHÔNG, THÁI TUẾ suy vi. LỘC MÃ ngộ TRIỆT ích gì mà
mong.”
“LỘC ngộ KIẾP KHÔNG đồng qui.
Cũng là vô dụng hoá vi cơ hàn.”
LỘC TỒN khi tốt và khi xấu
KHI
TỐT:
Là kẻ có trình độ được quyền bài xích, bài trừ, bài bác cái
xấu.
Là tồn tại lâu dài với quyền lực, địa vị, tài sản.
Bảo tồn, bảo tàng tài sản, di sản, sự nghiệp cha ông để lại
đến ngày sau. Tồn tại theo năm tháng
Là dành dụm được, dồn cất được, là của để dành.
Là cái kho tài sản do dành dụm mà có.
KHI
XẤU:
Không tồn tại, là mất đi, là không còn. Từ không còn địa vị,
tài sản đến không còn tính mạng. Không bảo tồn được địa vị, di sản, sự nghiệp
cha ông để lại. Nếu có còn là còn tai, còn hoạ, còn oán, còn thù, còn buồn phiền
uất hận, ngậm ngùi theo năm tháng. Còn lại thân thể tật nguyền với con tim
thương tích. Là cái túi rỗng không tiền, thậm chí không có giấy tờ minh chứng.
Là bị cấm cất trữ, cấm giữ gìn dù cho đó là di vật, di sản của
tiền nhân, là kỷ niệm của bản thân, là công lao cả cuộc đời bồi đắp. Thậm chí
còn can tội lưu trữ, tàng trữ. Xấu quá thì đôi khi không còn cả mồ mả, không
còn con cháu phụng thờ.
MỘT PHÁ CÁCH của LỘC TỒN.
CỰ MÔN+ LỘC TỒN:
“CỰ phùng TỒN TÚ cát giả tàng hung”.
Cách cát giả tàng hung, hay còn gọi là cát xứ tàng hung. Chữ
giả nầy các sách TỬ VI âm qua chữ Việt là dã hoặc dả nghĩa của nó là giả so với
thật, vậy thì viết giả là chính xác. ‘Cát giả tàng hung’ là Tốt giả ẩn tàng
hung họa thật. ‘Cát xứ tàng hung’ là trong cái tốt đẹp ẩn tàng hung họa. Ví dụ
rất cụ thể, rất thực dụng là con heo quay, con gà quay trông rất ngon lành, rất
đẹp mắt màu sắc đẹp không chối cãi nhưng chắc chắn rằng, tôi có 2 con heo, một
tươi và một con chết bệnh. Dĩ nhiên tôi chọn con chết vì bịnh tôi quay. Thế
thôi, cho nên thịt heo ngon nhất là thịt heo luộc. Con gà ngon nhất là con gà
luộc.
* Trong cái tốt đẹp ẩn tàng hung họa. Trong đó nổi bật sự bất
mãn, sự không hài lòng tồn tại. Liên
quan đến sự dồn cất, gởi cất, dành dụm, để dành. Vì những cái dành dụm không hiệu
quả, phản tác dụng, gây hậu quả. Cái mà CỰ MÔN phản đối, CỰ MÔN chê bai chỉ
trích, CỰ MÔN là ông Vua thứ 3 đã quyết không nên cất giữ nó, dành dụm nó… Thế
mà LỘC TỒN chỉ là một bàng tinh thôi cứ để dành. Vậy thì cái gì tồn tại đó là tồn
tại sự bất mãn. Cảnh chồng nói là việc chồng, vợ làm theo ý mình. Và ngược lại
để rồi thấy chưa. Cất vàng làm gì? Vàng đâu có lên giá. Mua đất làm gì để giờ
đây sụt giá. Chứng khoán thì khi cao không bán, chừ rẻ bán cho ai?... vô số
chuyện khôn lường.
* Cũng là cách xung đột mâu thuẩn của kẻ trên và người dưới,
mạnh ai nấy làm. Trên bảo dưới không nghe. Trên phản đối dưới bài bác. 2 cái
mâu thuẩn cùng tồn tại song song với nhau. Trong gia đình là sự bất mãn của cha
mẹ với con cái, của chồng đối với vợ, của anh đối với em…
* Cũng còn là cách. Ngôn ngữ bất cẩn.
Một lời nói bất cẩn với kẻ trên, hoặc với kẻ ngang hàng
nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người khác không xóa nhòa được. Cũng quy
về tồn tại sự bất mãn. Bất mãn là CỰ MÔN mà tồn tại là LỘC TỒN = Tồn tại sự bất
mãn. Nói mấy mọi việc vẫn Vũ Nh ư
Cẩn con của ông Vẫn Nh ư Cũ.
Còn đó trong tôi một nỗi buồn
Mây trời xanh ngắt gợi nhớ thương
Lối cũ ta về không gặp lại
Thì hỏi làm sao không vấn vương?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét